Tin HOT

Kình ngư Ánh Viên được tặng căn hộ Trí Thức Trẻ The Art trị giá 1,1 tỷ đồng


Căn hộ 70m2 thuộc dự án khu căn hộ Trí Thức Trẻ The Art tại Tp.HCM đang trong giai đoạn thi công và sẽ bàn giao cho nữ kình ngư 19 tuổi này, sau 18 tháng nữa.




Theo tiết lộ của mạnh thường quân, căn hộ trao tặng cho Ánh Viên nằm trên tầng 8 thuộc tháp B2, block Picasso của dự án Trí Thức Trẻ The Art. Căn hộ có diện tích 70m2 đối diện hồ bơi rộng 1.150 m2 có tên gọi Ánh Viên (chính là tên của nữ kình ngư 19 tuổi). Dự án do Công ty TNHH XD - KD Nhà Gia Hòa làm chủ đầu tư và đang trong quá trình triển khai để bàn giao sau 18 tháng nữa. Căn hộ The Art nằm trong khu dân cư cao cấp Gia Hòa Art Village rộng 28,5 ha, với những con đường mang tên văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam như Trịnh Công Sơn, Thanh Nga, Phạm Trọng Cầu, Huy Cận, Diệp Minh Tuyền, Nguyễn Đình Thi, Út Trà Ôn và Xuân Quỳnh.

Căn hộ mạnh thường quân tặng cho Ánh Viên trị giá 1,1 tỷ đồng, gồm có 2 phòng ngủ và được bàn giao hoàn thiện nội thất cơ bản.


Ánh Viên là cái tên không còn xa lạ với người yêu thể thao nước nhà và được người hâm mộ trìu mến trao tặng danh hiệu "kình ngư". Cô đi vào lịch sử bơi lội Đông Nam Á khi giành đến 8 huy chương vàng cá nhân và 8 lần phá kỷ lục SEA Games trong một kỳ đại hội. Thành tích của cô đã vượt qua nữ hoàng bơi lội của Singapore Jocelyn Yeo (7 HCV cá nhân) từng lập được tại SEA Games 1993.


Cái tên Ánh Viên càng trở nên nổi tiếng khi hôm qua, cô giành thêm một huy chương vàng nữa ở nội dung 200m ếch để có tổng cộng đến 8 HCV cá nhân, môt thành tích không ai bì lại. 2 năm trước ở SEA Games Myanmar, Ánh Viên dù giành 3 huy chương vàng nhưng chưa để lại nhiều ấn tượng như thành tích cô mang về trong kỳ SEA Games này. Không chỉ thắng thuyết phục ở các cự ly 200, 400m hỗn hợp sở trường, Ánh Viên còn thắng cả các cự ly đơn môn vốn không phải là thế mạnh là tự do và ếch.

Trưởng đoàn Thể thao VN - Trần Đức Phấn chia sẻ: “Thật không thể tưởng tượng nổi Ánh Viên lại bơi hay đến như vậy. Ở nhà, chúng tôi cũng đã tính toán Ánh Viên có thể sẽ giành đến 6 huy chương vàng, nhưng không nghĩ em lại thi đấu quá ấn tượng, giành đến 8 huy chương vàng mà còn phá hàng loạt kỷ lục SEA Games”.

HLV Đặng Anh Tuấn cũng nhấn mạnh: “Tôi rất hạnh phúc với chiến thắng này. Ánh Viên đã tuân thủ tốt đấu pháp mà chúng tôi vạch ra, nhất là sau mỗi chiến thắng lập tức em quên hết để tập trung vào nội dung sau, không để tâm trạng bị bay bổng”.

Theo dự kiến, HLV Đặng Anh Tuấn và Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ đáp chuyến bay VN650 từ Singapore về Tp.HCM vào 14h25 chiều 13/6.
(Theo Công ty TNHH XD - KD Nhà Gia Hòa)
Learn more »

Thêm nhiều chung cư giá từ 500 triệu tại Hà Nội


Trong khi các cơ quan quản lý đánh giá, Hà Nội còn thiếu khá nhiều nguồn cung nhà giá rẻ thì hàng loạt dự án nhà ở xã hội với giá chỉ từ 10 triệu đồng/m2 đang được các chủ đầu tư tung ra thị trường.

Đơn cử, Công ty CP Tập đoàn C.E.O - chủ đầu tư dự án NƠXH Bamboo Garden vừa công bố mở bán dự án với giá bán chưa đến 10 triệu đồng/m2. Được biết, mỗi căn hộ tại dự án này có giá bán chỉ từ 480 - 657 triệu đồng với loại diện tích từ 48m - 66m2. Dự án này tọa lạc trong KĐT Sunny Garden City (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Theo chủ đầu tư, cuối năm nay sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng.

Trước đó không lâu, chủ đầu tư dự án NƠXH Thanh Hà Cienco (quận Hà Đông) cũng công bố mở bán với mức giá trên 10 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư dự án cho biết, sở dĩ các căn hộ có mức giá thấp là bởi chiều cao các tòa chung cư trong dự án được thiết kế chiều cao chỉ 6 tầng. Ngoài ra, do thời gian thi công nhanh (dự kiến cuối năm nay bàn giao nhà) cũng giúp tiết giảm chi phí.

Dự án NƠXH Đặng Xá (huyện Gia Lâm) thu hút nhiều hộ
dân đến sinh sống. Ảnh: Ngọc Tuyên

Ngoài hai dự án trên, thời gian qua còn có số dự án NƠXH khác cũng được mở bán như EcoHome2 (xã Đông Ngạc, Bắc Cổ Nhuế - Chèm). Dự án này do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Thủ Đô Invest) phát triển và công bố giá bán là 13,5 - 14,5 triệu/đồng m2. Các căn hộ trong dự án được thiết kế các loại diện tích từ 36-70m2.

Còn tại quận Hoàng Mai, Công ty CP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí cũng mới công bố mở bán dự án NƠXH Hồng Hà Eco City cách đây không lâu. Dự án này nằm trong KĐT Pháp Vân – Tứ Hiệp, có giá bán từ 12,8 - 15 triệu đồng/m2.

Bên cạnh các dự án nhà thu nhập thấp, thị trường Hà Nội còn đón nhận nhiều dự án chung cư giá bình dân mở bán trong thời gian qua như Nam Xa La (giá từ 14 triệu đồng/m2), Xuân Mai Sparks Tower (giá bán gần 16 triệu đồng/m2), hay khu Linh Đàm có nhiều dự án có giá bán từ 13-18 triệu đồng/m2 ...

Cách đây khoảng 3 năm, những dự án giá rẻ tiêu biểu như Đại Thanh (quận Hà Đông), Đặng Xá (huyện Gia Lâm) từng được chủ đầu tư công bố mức giá trên dưới 10 triệu đồng/m2, mức giá được coi là gây "sốc" trên thị trường thời điểm đó. Như vậy, thời gian gần đây, ngày càng có nhiều dự án có mức giá bình dân được chủ đầu triển khai, mở bán.

Bộ Xây dựng cũng đánh giá, nhu cầu mua nhà ở thuộc phân khúc bình dân, giá rẻ của người có thu nhập thấp tại các đô thị lớn như Hà Nội là rất lớn. Bộ này cũng dự báo, đến năm 2020, nhu cầu nhà ở giá rẻ trên cả nước vào khoảng 200.000 căn, riêng Hà Nội sẽ cần tới khoảng 30.000 căn.

Số liệu từ một đơn vị quản lý nhà ở cũng cho thấy, chỉ tính đến đầu năm nay, cả nước đã tiêu thụ hết khoảng 20.000 căn NƠXH đến từ 38 dự án. Với những dự án gần khu trung tâm, lượng hồ sơ đăng ký mua nhà có khi cao gấp đôi, gấp ba lần so với số lượng căn hộ trong dự án. Nhìn thấy nguồn cầu khổng lồ này, nhiều chủ đầu tư tại Hà Nội đã và đang tiếp tục tham gia đầu tư xây dựng các dự án nhà giá rẻ, NƠXH dành cho đối tượng thu nhập thấp.

Trao đổi với giới báo chí gần đây, một vị đại diện Bộ Xây dựng cũng tiết lộ, cơ quan quản lý cũng thừa nhận kết quả giải ngân của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, trong đó, số lượng dự án nhà ở thương mại giá rẻ (giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 hoặc dưới 1,05 tỷ đồng/căn) còn quá ít tại các địa phương trọng điểm, bao gồm cả Hà Nội và Tp.HCM.

Thời gian tới, để gói 30.000 tỷ đồng cải thiện tình hình giải ngân, Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo tăng nhanh nguồn cung về NƠXH và nhà ở thương mại có quy mô nhỏ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có khó khăn về nhà ở đảm có thể đáp ứng tốt điều kiện vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.
(Theo Vnexpress)
Learn more »

Bàn chuyện lựa chọn nhà thầu xây dựng


Một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là chỗ che mưa che nắng. Một ngôi nhà đáng để sống còn phải đẹp và đầy đủ tiện nghi nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả mọi người sống dưới mái nhà ấy. Dưới đây là những nội dung cần lưu ý khi lựa chọn nhà thầu xây dựng để có một ngôi nhà ưng ý nhất.

Để có được một thiết kế nhà ưng ý là cả một quá trình làm việc nghiêm túc giữa chủ nhà và kiến trúc sư thiết kế.


Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự cơ bản trong quá trình xây dựng một căn nhà. Cho dù ngôi nhà đơn giản hay phức tạp thì cũng đều giống nhau từ lúc đặt viên đá đầu tiên cho đến lúc tân gia viên mãn.

Để chuyển ý tưởng về công năng sử dụng, cách bố trí phòng ốc của ngôi nhà đến màu sắc, chất liệu bạn cần có sự giúp sức của kiến trúc sư. Sau khi đã thống nhất được phương án kiến trúc thì kỹ sư xây dựng và kỹ sư ME (điện, nước) có nhiệm vụ tính toán độ bền vững của kết cấu, bố trí cấp thoát nước, bố trí điện.

Khi có bản vẽ thiết kế nhà chưa hẳn bạn đã khởi công xây dựng ngay được. Bạn cần có một hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà là bản vẽ cấp phép xây dựng. Sau giai đoạn này sẽ đến giai đoạn thi công xây dựng.

Để xây dựng một căn nhà đẹp thì có 03 hình thức giao thầu xây dựng:

- Giao thầu phần nhân công

- Giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện

- Giao thầu chìa khóa trao tay.
1. Chọn nhà thầu xây dựng theo hình thức giao thầu phần nhân công
Nếu bạn có nhiều thời gian nhàn rỗi hoặc bạn chính là kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng thì hình thức này đáng để lưu ý.

Hình thức này có ưu điểm về giá thành, bạn tự mua vật liệu xây dựng nên sẽ chi phí sẽ rẻ hơn hai hình thức kia. Nhược điểm là bạn phải là người có đủ sức khỏe và phải có chuyên môn về xây dựng. Hơn nữa, bạn sẽ phải quản lý khối lượng công việc tương đối phức tạp: lựa chọn, xem xét giá cả vật tư; điều phối, thậm chí trông coi, bảo quản vật tư. Giai đoạn đầu xây dựng, số lượng vật tư tương đối ít, chỉ bao gồm vật tư thô như xi măng, đá, cát, gạch xây, sắt thép, dây điện, ống nước. Giai đoạn hoàn thiện, ngoài khoảng 65 chủng loại vật tư chính và hàng trăm phụ kiện vật tư phụ, bạn còn phải tìm kiếm điếu phối các nhà thầu phụ như: thạch cao, sơn nước, nhôm, sắt kính, nhà phân phối cung cấp vật tư…

Trường hợp giao thầu nhân công, chủ nhà sẽ phải tự trông coi, bảo quản kho chứa vật tư thô như kho xi măng, kho chứa thép


2. Hình thức giao thầu phần thô và nhân công hoàn thiện

Với hình thức này, bạn sẽ giảm bớt gánh nặng như làm kho chứa, bảo vệ, bảo quản vật tư thô. Hình thức này cũng có những ưu điểm, nhược điểm gần giống như hình thức giao thầu nhân công.

Hiện nay, giá xây nhà thô được một số công ty báo giá dao động trong khoảng 2,65 triệu - 3,2 triệu đồng /m2. Giá thầu phần thô có liên quan chặt chẽ đến chủng loại vật tư thô. Ví dụ, đá để đổ bê tông đá 1x2 Bình Điền chỉ rẻ bằng nửa tiền đá 1x2 Bình Dương, Hóa An. Cát xây thô là loại hạt to hay cát nguyễn, gạch ống 7x17cm hay 8x18cm và của nhà máy Tám Quỳnh hay Thành Tâm, Quốc Toàn hay Đồng Nai ?

3. Hình thức giao thầu trọn gói
Chìa khóa vàng cho việc xây nhà được ưng ý đảm bảo yếu tố chất lượng, tiến độ và thẩm mỹ là bạn hãy chọn nhà thầu xây dựng uy tín để chọn mặt gửi vàng. Một hợp đồng với những điều khoản quy định chặt chẽ sẽ tránh những phát sinh mâu thuẫn không đáng có giữa chủ nhà và nhà thầu.


Với hình thức giao thầu trọn gói, bảng quy định vật tư cần nêu rõ giá cả, chủng loại, thương hiệu, xuất xứ, mã số sản phẩm


Với hình thức giao thầu chìa khóa trao tay, cả nhà thầu và chủ nhà đều sẽ gặp thuận lợi. Nhà thầu sẽ chủ động vật tư để đảm bảo tiến độ thi công, không bị chậm trễ. Còn gia chủ thì không mất nhiều thời gian, sức lực mà vẫn xây dựng được mái ấm ưng ý nhất.

Chưa hẳn giá xây nhà trọn gói sẽ cao hơn hai hình thức trên. Bởi lẽ, một số công ty chuyên xây dựng nhà hoàn thiện thì họ mua được vật tư với giá rất ưu đãi, có đội ngũ quản lý tốt, điều phối vật tư kịp thời phù hợp với tình hình thi công trên công trường, nhờ đó giúp cho việc xây dựng được nhanh chóng, đạt tiến độ và tiết kiệm chi phí nhất.

Tùy thuộc vào khả năng tài chính, quỹ thời gian, chuyên môn xây dựng, bạn hãy lựa chọn cho mình một hình thức giao thầu hợp lý nhất. Việc xây nhà lúc này sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết.
 (Theo Báo Xây dựng Online)
Learn more »

Khi nhà đất bị bỏ xó


Nhiều người bỏ ra tiền tỷ mua đất nhưng rồi chỉ để không xếp xó, hoặc xây rồi cũng không ở. Đây là thực trạng chung của khá nhiều nhà đầu tư bất động sản khi mua đất mà không sinh được lợi.
Mua đất xong không xây cũng chẳng ở

Khi dự án Thành phố mới của tỉnh Bình Dương vừa được khởi động, với tốc độ phát triển của thành phố trẻ này, các chuyên gia dự tính chỉ khoảng 4 năm nữa thôi, Bình Dương sẽ trở thành khu vực vô cùng sầm uất, giá trị nhà đất gia tăng đáng kể. Trước viễn cảnh tươi sáng trên, nhiều dự án BĐS quanh khu vực này đua nhau mở bán, người người tranh mua dù giá đất cao chóng mặt. Thế nhưng, sau 10 năm, các dự án trên “đất vàng” vẫn nằm đó, hoang vắng, hiu quạnh không bóng người sinh sống. Dạo quanh khu vực gần kề Thành phố mới, hàng loạt các dự án đất nền của Kim Oanh, Tấc Đất Tất Vàng, Becamex ITC… dù đã bán hết từ rất lâu nhưng đến nay vẫn trong cảnh “đồng không mông quạnh”. Một số nơi tuy đã có chục căn nhà xây thô, nhà hoàn thiện lác đác mọc lên nhưng chẳng có bóng người vào ở.

Nhiều dự án tại Đồng Nai, Long An cũng rơi vào tình trạng bỏ trống lâu năm. Cơn sốt đất nền sân bay quốc tế Long Thành đã thu hút nhiều nhà đầu tư đi trước đón đầu săn đất, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án còn chưa tới đâu mà tiền thì nằm chết 5-7 năm không sinh lợi. Biết là đầu tư dài hạn nhưng gần chục năm không sinh lợi thì quả là quá dài, nhiều nhà đầu tư đang ráo riết rao bán đất ở khu vực này với giá rẻ nhưng vẫn chưa tìm thấy người mua.

Nhiều mảnh đất "vàng" được nhà đầu tư mua vào thời điểm bất động sản nóng sốt đến nay vẫn bỏ hoang


Không chỉ ở tỉnh lẻ, nơi đất chật người đông như Tp.HCM cũng chẳng khá khẩm hơn. Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, hàng trăm héc ta đất thuộc mấy chục dự án trong khu Phước Long B (quận 9) đã hơn 10 năm triển khai nhưng đến nay cũng chỉ lác đác vài căn nhà. Cách đó không xa là khu dân cư Bình Trưng Đông - Cát Lái (quận 2) hạ tầng sau 10 năm vẫn chưa làm xong, người ở thưa thớt. Còn tại Khu Tên Lửa, Bình Đồng (quận Bình Tân) nhiều dự án đã xây thô, bán hết nhưng cũng bị bỏ trống như nhà vô chủ. Ngoài ra, hàng loạt các dự án khác như KDC phường Long Bình, khu dân cư Bắc Rạch Chiếc (quận 9), khu dân cư Cotec, khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè), dự án Hoàng Anh Minh Tuấn (quận 9)…cũng chung cảnh dịch vụ chưa có, dân chẳng ai đến ở, đất trùm mền xếp xó, nhà xây đó bỏ hoang.

Không đến mức bi đát như các dự án trên, những dự án đang rao bán gần đây như KĐT Đông Tăng Long (quận 9), KDC Osaka Garden (quận 8), Tên Lửa Residence (quận Bình Tân), Mega Residence, Vạn Phúc hay Phước Long Residence… để khuyến khích khách vào ở, CĐT đã hoàn thiện thiết kế giao thông cảnh quan, lên kế hoạch xây dựng các tiện ích hạ tầng, bên cạnh đó còn tung nhiều chương trình hỗ trợ xây nhà. Tuy nhiên cho đến nay, các khu đô thị này vẫn chưa hoàn thành các công trình hạ tầng như điện, nước, hệ thống dịch vụ, trường học… nên hiện cũng chỉ có một số hộ đang tiến hành xây dựng nhằm tận dụng các chính sách ưu đãi nhưng cũng chỉ là xây thô rồi bỏ đó, chờ hạ tầng hoàn chỉnh chứ chưa thực sự có ý định sinh sống.
Xót xa nhìn núi tiền chôn vùi với đất

Lượng khách hàng mua đất để dành tuy cũng có nhưng không nhiều, phần lớn vẫn là dân mua đầu tư. Theo anh Hồ Hoài Đức, một môi giới đất nền lâu năm ở Tp.HCM, hầu hết khách mua đất đều nhắm đến mục đích khác nhau. Người kinh tế trung bình thấy đất rẻ, tranh thủ mua để dành, khi nào dư tiền mới nghĩ đến xây nhà chứ chưa có nguồn tài chính dư dả để mua xong xây ở ngay. Nhà đầu cơ kiếm lời thì chờ đất có giá để bán trao tay còn rất ít người thực sự muốn xây lên rồi bán. Vì vậy, việc đất nền nhiều dự án bị bỏ hoang là điều tất yếu. Tuy nhiên, anh Đức cũng cho rằng, giới đầu tư chỉ cố gắng giữ đất khoảng 2 -3 năm để chờ thời điểm tốt bán ra, chứ để vốn tiền tỷ chết cả chục năm là điều bất đắc dĩ mà thôi.

Là dân đầu tư lâu năm, ông Nguyễn Quốc Tuấn kể, ông cùng một số người quen tranh thủ bỏ tiền tậu 2 nền đất gần Khu trung tâm hành chính mới Bình Dương. Hiện tại khu đất mà ông đầu tư vẫn hoang vắng, thưa thớt bóng người. Dù trung tâm hành chính mới đã đi vào hoạt động và hạ tầng đường xá đều đã hoàn thiện nhưng hạ tầng dự án thì vẫn bỏ ngỏ. Theo ông Tuấn, hiện tại ông không có ý định xây nhà, đất chỉ để đó coi như của để dành cho con cháu. “Không ai ở thì tôi xây cho ai thuê, hạ tầng cũng chưa có gì nên dân cũng chẳng ai thiết tha đến sống, ngoài để không còn biết làm gì”, ông Tuấn chia sẻ. Giờ ông muốn rút vốn để đầu tư chỗ khác nhưng rao bán thì giá quá thấp, bán bằng giá gốc cũng chẳng ai mua. “Khoảng 2-3 năm sau khi mua, giá đất có tăng, nếu bán ra cũng lời tầm 400 – 500 triệu nhưng do tôi vẫn dự trù mấy năm nữa khu này sẽ sầm uất hơn, giá đất chắc chắn tốt hơn nên không bán, giờ mà bán lại cũng lỗ vì không bằng giá mua vào nên đành để vậy”.

Nhiều nhà đầu tư dù thấy gia tài hàng tỷ của mình cứ nằm phơi mưa nắng năm này qua năm khác một cách lãng phí mà chẳng biết làm gì. Một người quen của ông Tuấn thì đỡ hơn, mua được lô đất mặt tiền gần trường học, bệnh viện, tuy không xây nhà nhưng vẫn có thể cho một vài người thuê lại đất, dựng chòi buôn bán cũng coi như không phí đất mà còn thu lại chút tài chính.

Không ít nhà đầu tư đang rơi vào tình trạng bán thì lỗ không bán thì khổ. Người có tiền đành ôm đất để dành chờ tương lai, nhà đầu tư cần vốn thì chấp nhận bán cắt lỗ, thu về được gì thì thu.

Người Việt xưa nay vẫn chuộng quan điểm thích tích lũy tài sản, mua đất để dành cho chắc ăn, dù thực trạng nhà đất bỏ không xếp xó, lãng phí nguồn tiền, chôn chân chết vốn diễn ra nhan nhản. Nhiều khu đô thị, dự án có vị trí tốt vẫn được tiếng có nhiều khách hàng săn đón nhưng rồi cũng lại bỏ hoang. Suy nghĩ mua đất thì không thể lỗ vào đâu, không kiếm được lời thì vẫn còn mảnh đất giờ đây chỉ phù hợp với người mua đất để dành, còn với dân đầu tư, bán không được nghĩa là để tiền chôn chân một chỗ, tự giết nguồn vốn của mình.

(Theo Nhịp sống thời đại)
Learn more »

Mua nhà: Chọn chủ đầu tư hay môi giới?


Thời buổi thị trường BĐS còn nhiều điều “bát nháo” như hiện nay, người không có tiền mua nhà đã đành một nhẽ, nhưng người có tiền, thậm chí nhiều tiền cũng chẳng dễ chọn mua được một căn nhà theo đúng ý mình.


Đi hoài không mua được nhà


Từ kinh nghiệm của những người đi trước, khi có ý định mua nhà chị Vi quyết định tự liên hệ với các chủ đầu tư thay vì qua trung gian môi giới. Yêu cầu căn hộ của chị là dự án đã hoàn thiện, diện tích căn hộ khoảng 70m2 trở lên, giá bán tầm 1,7 -2 tỷ. Với mức giá này căn hộ mà chị nhắm tới thuộc phân khúc căn hộ trung cấp. Số lượng dự án thuộc tầm tiền này khá nhiều nên chị an tâm sớm mua được nhà. Tuy nhiên, thực tế không dễ như vậy.

Sau khi liệt kê được một số dự án tầm trung của các chủ đầu tư uy tín, chị liên hệ và gặp vô số vấn đề. Theo chị, dự án tầm trung trên thị trường đúng là có nhiều nhưng chủ yếu là nhà ở hình thành trong tương lai, muốn có nhà ở ngay thường phải chấp nhận căn hộ tại các dự án cũ, đã xây cách đây tầm 5-7 năm. Một số căn hộ rất tốt nhưng không phải do chủ đầu tư rao bán mà do các nhà đầu tư mua đi bán lại nên giá có chênh lệch nhiều. Kết quả, hơn một tháng chị mới tìm được 1 dự án thấy ổn ổn và quyết định mua sau thời gian dài mệt mỏi kiếm tìm. “Mới đầu nghĩ hàng nhiều mình chỉ cần lựa kỹ là mua được ngay nhưng sau khi liên hệ nhiều chủ đầu tư, đi thực tế thăm quan hàng chục nơi mà chưa quyết được”. Lý do cho sự khó chọn này là do thị trường thật sự khan hiếm căn hộ đã hoàn thiện, số dự án hiện đang rao bán trên thị trường đa phần là đã qua trung gian mua đi bán lại trong khi chị muốn tìm dự án mới, ký kết với chính chủ đầu tư.


Một biển rao bán nhà với dòng chữ nguệch ngoạc trên cột biển báo giao thông


Tuy nói là làm việc trực tiếp với chủ đầu tư sẽ an tâm và đảm bảo trong giao dịch nhưng thực tế lại cũng có không ít vấn đề. Nhân viên kinh doanh từ chính CĐT đôi khi cũng có tình trạng móc nối với khách hàng thân quen, tìm cách bán lại cho khách các căn hộ với mức giá chênh. Một thực tế nữa là hầu hết các căn hộ vị trí tốt đều đã được dân đầu tư đặt cọc trước ngay từ khi dự án chưa công bố bán. Đến khi người có nhu cầu mua nhà thật tìm mua thì giá đã chênh lên rất nhiều. “Thật khó tìm được căn hộ vị trí tốt, hầu như các dự án tôi nhắm mua đều được thông báo là đã bán hay đặt cọc trước, muốn mua thì chủ hiện tại sẽ để lại cho mình nhưng phải chịu mức giá chênh ít nhất 4- 6 triệu/m2” chị Vi thở dài.

Không phải chỉ ở phân khúc căn hộ trung cấp, bình dân khách hàng mới gặp khó khăn do thiếu nguồn cung hoàn thiện, ngay cả phân khúc cao cấp dành cho giới nhà giàu có tài chính không phải lúc nào cũng dễ mua nhà.

Cậy nhờ môi giới chưa chắc được việc

Việc lựa chọn đối tác giao dịch là môi giới hay chủ đầu tư đều có những lợi ích nhất định. Theo ý kiến của các khách hàng từng giao dịch nhà đất thành công, nếu người cần mua nhà may mắn tìm được nhà môi giới tốt và chuyên nghiệp thì sẽ rất được việc. Môi giới có ưu điểm là giúp quá trình giao dịch được nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên nếu gặp trúng “cò” thì coi như mất nhiều công sức.

Cũng giống như chị Vi, anh Thái sau một thời gian tự thân vận động mà không tìm được căn ưng ý nào đã quyết định liên hệ với một đơn vị môi giới mà theo giới thiệu của cộng đồng mạng là “khá uy tín”. Sau khi trình bày yêu cầu, nguyện vọng mua nhà với mức giá 2 tỷ của mình, một nhân viên môi giới quả quyết với anh, tầm tiền này mà mua căn hộ 3 phòng ngủ ở quận 7 là hơi khó, vì thế anh này chỉ cho anh Thái một số dự án nằm xa ngoại thành. Khi thấy khách mua tỏ ra không ưng ý, nhất quyết phải chọn dự án mới hoàn thiện và phải ở quận 7, công ty MG đồng ý cung cấp cho anh Thái một căn hộ mà theo môi giới này “nhà này mà anh không ưng nữa thì chẳng còn chỗ nào tốt hơn”. Nghe lời khẳng định chắc nịch đó, hôm sau anh cùng người nhà đi xem, cậu môi giới trẻ măng dẫn anh đến một căn nhà xập xệ trên bãi đất gần một khu đô thị đang xây dựng. Thực trạng ngôi nhà trái ngược hoàn toàn với lời hứa của bên môi giới khiến anh Thái nổi giận đùng đùng. Cậu môi giới trẻ ú ớ giải thích chỉ dẫn đi theo địa chỉ sếp đưa, còn anh Thái thì bực tức bỏ về và cạch luôn công ty môi giớ uy tín trên. “Họ cố tình dẫn mình đi xem mấy nơi không ra gì rồi hướng mình vào mua căn nhà họ nhắm từ trước. Làm ăn kiểu gài độ khách hàng như vầy thì làm gì còn lần sau nữa” anh Thái bức xúc.

Chuyện tương tự như trên thời buổi này không phải hiếm. Không ít công ty môi giới có liên hệ làm ăn với một dự án nào đó là chăm chăm tìm cách rủ rê khách hàng mua bằng được dự án đó.

Theo anh Thái, nếu cứ trông chờ vào lời hứa suông từ chủ đầu tư thì mình chết lúc nào không hay, nên cuối cùng anh quyết định mua căn hộ tại một dự án đang xây dựng, chủ đầu tư cam kết bằng hợp đồng giấy trắng mực đen là nếu không hoàn thành đúng tiến độ sẽ bồi thường tiền và khách hàng chỉ phải trả tiền theo đợt khi tiến độ đúng cam kết.

Lựa chọn môi giới hay chủ đầu tư trong thực hiện giao dịch mua nhà là điều rất khó cho khách hàng tìm mua BĐS. Mỗi hình thức giao dịch đều có cái lợi và cái khó riêng không phải ai cũng chấp nhận được. Tp.HCM hiện có hàng trăm sàn, trung tâm môi giới, văn phòng tư vấn đất đai, đó là chưa tính đến lượng môi giới tự do hành nghề tay trái. Việc áp dụng chứng chỉ hành nghề có mà cũng như không như hiện nay khiến việc cậy nhờ môi giới cũng không giúp ích được nhiều cho khách hàng, còn nếu tìm chính chủ đầu tư thì người mua nhà nên tự chuẩn bị một lượng kiến thức thật tốt và phải chấp nhận bỏ công tìm kiếm thì mới có thể tậu mộn căn hộ ưng ý.

(Theo Nhịp sống thời đại)


Learn more »

20 vướng mắc trong thi hành Luật Đất đai 2013


Ngày 8/6 đã diễn ra buổi tọa đàm Đóng góp ý kiến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Đất đai 2013. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã chỉ ra nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Đất đai sau một năm áp dụng vào thực tế.

Luật Đất đai 2013 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Ngay từ khi có hiệu lực thi hành, đạo luật này đã giải quyết được nhiều điểm vướng mắc hạn chế của Luật đất đai 2003. Tuy nhiên, Ban tổ chức buổi tọa đàm cho hay, qua 1 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã bộc lộ nhiều bất cập cần sớm được tháo gỡ.

Theo ông Bùi Khắc Vư, Giám đốc Trung tâm Asiaplant, đại diện nhóm 7 tổ chức xã hội dân sự triển khai dự án tham vấn lấy ý kiến tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Đất đai 2013, các chuyên gia của nhóm đã nghiên cứu và chỉ ra 20 điểm bất cập trong các văn bản tại 4 nhóm nội dung, đơn cử như: vướng mắc trong Quy hoạch phát triển kinh tế vùng, thời gian xác định giá kéo dài do nhiều khâu ảnh hưởng đến bồi thường, nhiều văn bản không thống nhất, chồng chéo về bồi thường đất đai và chi phí đầu tư vào đất, giá bồi thường khác nhau giữa trường hợp Nhà nước thu hồi và dự án do các doanh nghiệp thu hồi, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, những vướng mắc do chưa công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai, bất cập do sự khác nhau về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính giữa các văn bản...

Tại buổi tọa đàm, liên quan đến vấn đề giá bồi thường khác nhau giữa Nhà nước thu hồi và dự án do các doanh nghiệp thu hồi, ông Lại Đức Thành, một nông dân đến từ tỉnh Hà Nam cho biết, dù là tỉnh giáp ranh với Hà Nội nhưng giá bồi thường thu hồi đất ở Hà Nam thấp nhất trong 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra, từ năm 2009 đến nay, giá đất bồi thường thu hồi cho 1m2 đất nông nghiệp tại Hà Nam vẫn không thay đổi, giữ nguyên ở mức 40.000 đồng/m2. Mức bồi thường này, theo bình luận của ông Thành là “chỉ bằng một bát phở”. Cùng với một số nội dung bồi thường đi kèm như đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp... tổng cộng 1m2 đất nông nghiệp được bồi thường khoảng 135.000 đồng. Tính trên 1 sào đất, tổng số tiền bồi thường vào khoảng 49 triệu đồng/sào.

Quang cảnh buổi tọa đàm Đóng góp ý kiến tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Đất đai 2013. Ảnh: Hoài Anh.


Ông Thành cũng cho rằng, nếu doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận với người dân thì giá bồi thường thường vào khoảng trên dưới 100 triệu đồng/sào. “Mức giá bồi thường, thu hồi đất do doanh nghiệp tiến hành khác xa so với do Nhà nước thu hồi. Tôi cho rằng Nhà nước cần quan tâm hơn đến lợi ích của người dân, giá đất bồi thường cần sát với giá thị trường, phù hợp với các vùng miền”, ông Thành nêu ý kiến.

Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, luật sư Lê Đức Tiết, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, bất cập lớn nhất trong chính sách thu hồi đất là không đưa ra được căn cứ để định giá đất, nói cách khác là căn cứ xác định giá không rõ ràng.

Đất đai là nguồn sinh sống của con người và những bất cập trong việc thu hồi đất để lại nhiều hệ lụy trong xã hội, cái tương ứng cho bồi thường là cuộc sống, chứ không phải chỉ là tiền. Do vậy, luật sư Lê Đức Tiết kiến nghị cần có cách giúp người nông dân quản lý tiền bồi thường để giúp họ và gia đình họ có nghề nghiệp, ổn định cuộc sống, không lâm vào tình cảnh không có sinh kế, lâm vào các tệ nạn xã hội như thời gian vừa qua. Lịch sử của đất nước cho thấy, đất nước hưng thịnh hay suy vong đều được quyết định bởi chính sách liên quan đến đất đai.

Liên quan đến những bất cập về cơ chế sử dụng đất, thủ tục hành chính và xử lý vi phạm đất, ông Lê Đức Lưu, Giám đốc Công ty CP Salung cho biết thêm, hiện 22 tỉnh thành chưa công bố bảng giá đất, 40 tỉnh thành chưa thành lập văn phòng hỗ trợ thủ tục hành chính về đất đai...

Ông Lâm Bá Khánh Toàn đến từ khoa Luật, Đại học Cần Thơ cho hay, tại Cần Thơ, nhiều người dân khi được hỏi đều cho biết, vì nhiều lý do khác nhau, họ rất ít được tiếp cận với các thông tin liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai. Vì vậy, việc công khai thông tin, nhiệm vụ công bố thông tin thuộc chủ thể nào, cần được làm rõ để người dân, doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu.

Tham dự buổi tọa đàm, các chuyên gia đều cho rằng, những vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Đất đai vẫn còn nhiều và chưa được tháo gỡ. Nếu không kịp thời điều chỉnh, những bất cập này sẽ ảnh hưởng xấu đến các nhóm đối tượng như nông dân, doanh nghiệp, người dân tộc thiểu số, lao động trẻ, phụ nữ và chính sách pháp luật...
(Theo Hải Quan Online)
Learn more »

“Hỏa mù” mua bán bất động sản tại Tp.HCM


Hàng loạt dự án bất động sản (BĐS) vừa mới mở bán nhưng đã được chủ đầu tư, công ty phân phối tuyên bố “cháy hàng”, tuy nhiên, đa phần giao dịch trên thực tế chỉ mang tính chất nội bộ.


Cuối tháng 5 vừa qua, chúng tôi liên hệ với một dự án nhà ở tại quận Gò Vấp, Tp.HCM để tìm hiểu mua căn hộ có diện tích khoảng 70m2. Một lúc sau, nhân viên của đơn vị phân phối dự án thông báo với chúng tôi rằng dự án đang xây dựng, đến quý I/2017 mới giao nhà nhưng hiện tại đã có 400/450 căn hộ của tòa nhà có chủ.
“Nói bán sạch là... xạo”

Khi biết chúng tôi nói có ý định mua căn hộ đã hoàn thiện, ngay lập tức nhân viên này chào mời dự án chung cư khác nằm cách dự án mới đề cập khoảng 300m, đồng thời quảng cáo trong số hơn 500 căn hộ của dự án này cũng chỉ còn 3 - 4 căn chưa có người mua.

Việc các dự án bán hết hàng trong một thời gian ngắn sau khi mởibán khiến nhiều người hoài nghi về độ chân thực việc thị trường BĐS sốt trở lại. Ảnh: Thy Thơ


Khi tìm hiểu một số dự án khác ở Tp.HCM, chúng tôi đều được các chủ đầu tư cho biết sức mua của thị trường hiện khá tốt. Cụ thể, chủ đầu tư của 2 dự án căn hộ chung cư trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) thông báo đã bán hết sạch 700 căn hộ ngay trong ngày mở bán. Một chủ đầu tư dự án đất nền tại quận 7 cũng cho biết, hàng trăm nền đất đều “cháy hàng” qua hai đợt chào bán hàng. Tại thị trường Hà Nội, hàng loạt dự án BĐS cũng được chủ đầu tư tuyên bố vừa mở bán đã "cháy hàng". Một số chủ đầu tư của các dự án tại quận Cầu Giấy, Hoàng Mai... cũng tuyên bố chỉ sau 1 tháng mở bán đã bán được hơn 500 căn hộ. Không ít khách hàng đã tin tưởng vào độ “sốt” của dự án và đặt mua căn hộ.

Chị Lê Thị Thanh (ngụ quận 9, Tp.HCM) cho biết, cách đây hơn 1 năm, gia đình chị có nhu cầu mua căn hộ chung cư ở khu vực quận 2, 9. Chị đi xem một căn hộ đã hoàn thiện và bàn giao nhà có diện tích 67m2, giá bán 820 triệu đồng. Bản thân chị chưa hài lòng lắm vì trước đó chị được giới thiệu 1 căn hộ khác cũng diện tích 66m2, được bán với giá 920 triệu đồng nhưng nội thất đẹp hơn nhiều. “Khi còn đang do dự thì nhân viên môi giới của dự án liên tục điện thoại thúc giục tôi, nói là nếu không đặt cọc sớm sẽ có người khác mua mất. Hôm sau, nhân viên này tiếp tục gọi điện giục tôi đặt cọc vì có một khách hàng khác cũng muốn mua và đang tính đặt cọc. Tôi nghe xong thì thấy sốt ruột nên quyết định mua luôn căn hộ trên. Mua xong thì mới biết đây chỉ là chiêu của nhân viên môi giới”, chị Thanh tặc lưỡi nhớ lại.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho biết, bản thân ông là người thiết kế một dự án căn hộ giá 16 - 17 triệu đồng/m2, đến khâu chủ đầu tư và công ty phân phối rao bán thì chỉ trong 1 - 2 ngày đã bán gần hết sản phẩm. “Bản thân tôi cũng băn khoăn không biết thông tin trên có bị “thổi phồng” không nhưng nhìn nét mặt vui vẻ của họ thì dường như lượng khách mua là không ít”, ông Đực chia sẻ.

Trong khi đó, tổng giám đốc một công ty phân phối BĐS tại Tp.HCM lại khẳng định, đơn vị phân phối nào mà nói “bán sạch, bán hết” trong vài ngày là... xạo! “Cho dù khách hàng đặt chỗ trước 100% số căn hộ thì trong ngày mở bán vẫn sẽ có những người băn khoăn về giá, phương thức thanh toán, mức lãi suất hoặc thủ tục vay ngân hàng... Ngay đơn vị phân phối cũng không thể bán toàn bộ số căn hộ có trong tay một lúc mà phải định lượng theo nhu cầu hoặc liên quan đến kỹ thuật bán hàng”, vị tổng giám đốc này phân tích.
Nhiều chiêu đẩy giá BĐS

Giới "cò" nhà đất cho biết, với một dự án có hàng trăm căn hộ, chủ đầu tư thường mời gọi thêm 2 - 3 tổ chức hợp tác theo hình thức góp vốn - nhận căn hộ. Ví dụ, dự án A có 500 căn hộ, tổng số vốn đầu tư là 1.000 tỷ đồng, trong đó có 3 tổ chức tham gia góp vốn, mỗi đơn vị góp 300 tỷ đồng thì sẽ nhận khoảng 150 căn hộ để bán ra thị trường. Tức là, ngay thời điểm chủ đầu tư mở bán dự án đã đồng nghĩa với việc các tổ chức góp vốn đã mua hàng trăm căn hộ. “Nhờ đó chủ đầu tư mới có thể mạnh miệng tuyên bố dự án "cháy hàng" nhưng thực chất chỉ là những giao dịch mang tính nội bộ”, anh Lê Huy Thành, một nhân viên môi giới tại Tp.HCM nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các chủ đầu tư dự án thường giao hàng cho một vài nhà phân phối độc quyền. Các đơn vị này sẽ thực hiện các thủ thuật, tạo sự khan hiếm ảo để khách hàng sớm quyết định mua vì sợ hết căn hộ. Bản thân chủ đầu tư vẫn còn hàng nhưng khách hỏi đến sẽ trả lời là gần hết hoặc hết sạch để “bắt tay” cùng tạo sự khan hiếm giả, tiếp sức cho nhà phân phối đẩy giá căn hộ lên. Ngoài ra, còn một chiêu đẩy giá khác là mở bán theo nhiều đợt với số lượng căn hộ khác nhau và tăng giá dần trong các đợt mở bán sau. Khách hàng có ý định đầu tư sẽ cảm thấy sốt ruột, nghĩ rằng dự án rất hấp dẫn người mua và chủ đầu tư đã bán hết căn hộ đợt trước nên đợt sau mới tăng giá bán.

“Các khách hàng cần tỉnh táo, đừng nghe thông báo dự án “cháy hàng” rồi vội vã mua mà phải căn cứ vào nhu cầu thực của mình, xem dự án có phù hợp hay không?”, vị tổng giám đốc một công ty phân phối BĐS khuyến cáo.

Lo dư cung phân khúc BĐS cao cấp

Ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, đang có một nghịch lý là hàng loạt dự án BĐS được tung ra nhưng chủ yếu nằm ở phân khúc trung cao cấp (từ trên 1 - 3 tỷ đồng), trong khi nhu cầu thực của thị trường thì khoảng 70% khách hàng muốn mua căn hộ giá dưới 1 tỷ đồng.
“Riêng phân khúc căn hộ giá 500 - 600 triệu đồng gần như không có. Trong khi khoảng 20.000 căn hộ ở phân khúc trung cao cấp đã và đang chuẩn bị bung ra thị trường liệu thì có người mua hay không. Liệu rằng thị trường có lại rơi vào tình trạng dư cung phân khúc trung cao cấp như trước”, ông Đực tỏ ra lo ngại.
(Theo Người lao động Online)
Learn more »